1 – Giới Thiệu:
Cây giống đào phai GL2-2 có nhiều ưu điểm hơn so với giống đào địa phương ĐP2 đang được trồng phổ biến hiện nay. Dòng GL2-2 có số cánh hoa dày, đường kính đóa hoa lớn, tỷ lệ hoa nở trên cành và độ bền cành hoa tự nhiên đều khá ổn định và lớn hơn hơn so với đối chứng ĐP2.. Đặc biệt, dòng đào phai GL2-2 phù hợp nhất với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng ở Hà Nội và Hải Dương. Hiệu quả kinh tế thu được từ việc trồng giống hoa đào Bích GL2-1 cao hơn so với giống đào bích đang được trồng phố biến ngoài sản xuất hiện nay từ 15-30% Bên cạnh những giống hoa đào truyền thống như đào Phai, đào Bích thì Mãn Thiên Hồng là một trong những giống hoa mới, được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội từ Trung Quốc, có khả năng thích ứng rộng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua nghiên cứu, thử nghiệm, các tác giả Viện Nghiên cứu Rau quả đã xây dựng được quy trình chung để trồng các giống hoa đào ở phía Bắc nước ta.
2 – Tiêu Chuẩn Chọn Giống:
Đào có nhiều giống: đào bích, đào phai, đào trắng (bạch đào, rất hiếm); có đào thế, đào cảnh trồng chậu, đào cắt cành cắm lọ… Dù mua đào chậu, đào thế, đào cảnh hay đào cành nên chọn những cây hoặc cành vừa phải, tán cân đối, dăm (nhánh nhỏ nhất) nhỏ, nhiều nụ to phân bố đều trên các cành chủ yếu là các cành tăm phía ngoài mặt tán. Đào đẹp là đào có dăm vút thẳng ra ngoài tán, nụ trải đều từ đầu tới cuối dăm. Những cành có dăm to thường ít hoặc thưa hoa.
3 – Thời Vụ và Mật Độ Trồng:
Có thể trồng nhiều vụ trong năm, nhưng thời vụ chính để trồng đào là vào mùa xuân (tháng 2- 3) và mùa thu (cuối tháng 9 – đầu tháng 10); – Mật độ và khoảng cách: thông thường trồng với khoảng cách 1m x 1m;
4 – Làm Đất Và Đào Hố Trồng:
Đào là cây không chịu úng nên cần chọn đất cao ráo, thoát nước tốt, làm đất tơi xốp, lên luống cao 25-30cm, rộng 70cm, tạo rãnh để thoát nước tốt. Bón lót phân chuồng với lượng 2-3 kg hay phân hữu cơ Đầu Trâu với lượng 1-2 kg/cây. – Đất trồng: cây Đào không kén đất, đất thích hợp là loại đất thịt nặng hoặc đất thịt pha cát, không bị ngập úng, có độ pH 5,6 – 6,5. Đất phải làm kỹ, lên luống cao. – Tưới nước: áp dụng tưới mặt kết hợp với tưới rãnh;
5 – Phân Bón Lót:
– Bón phân: Lượng phân bón cho 1 ha Đào là: 30 tấn phân chuồng ( phân hữu cơ), 200 – 250 kg đạm, 400 kg lân và 400 kg kali, chia ra các lần bón sau: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 1/3 lượng đạm + 1/2 lượng lân +1/3 lượng ka li.
6 – Kỹ Thuật Trồng Cây Đào Phai:
Lúc trồng lấp đất vừa ngang cổ rễ, nên nhẹ đất từ xung quanh dồn vào bầu cho chặt, tưới nước đẫm. Sau đó luôn tưới đủ độ ẩm cho đến khi cây ra lá non.
7 – Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Đào Phai:
7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ:
Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.
7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình:
+ Tạo Đào dáng: Dáng trực (tức thẳng đứng), dáng xiêu (nghiêng), dáng hoành (nằm ngang), dáng huyền (chúc xuống hay còn gọi là treo vách núi); + Tạo Đào thế: Cây đào thế là một loại hình cây cảnh nghệ thuật biểu thị đạo đức, truyền thống của người Việt Nam. Thế cây cũng tương tự như dáng cây (có nghĩa là có 4 thế chính); + Tạo Đào Bonsai: Đào bon sai là loại cây đào lùn được bàn tay khéo léo của nghệ nhân “đúc kết” nhỏ nhắn lại nhưng vẫn mang những đường nét, sắc thái ngoài tự nhiên của nó. Bon sai được nuôi dưỡng theo kỹ thuật riêng không kém phần phức tạp, nhưng cây vẫn mạnh khoẻ, xinh xắn. Cây Bonsai có 5 thế cơ bản: Thế thẳng đứng: Còn gọi là thế trực, thân cây mọc thẳng, vuông góc với mặt đất, cành đâm ngang và phân bố đều ra 4 phía, cành dưới dài hơn cành trên tạo thành hình chóp nón. Thế hơi nghiêng: Còn gọi là thế xiên, thân cây ngả về một phía tạo với mặt đất một góc 60 độ. Thế nghiêng: còn gọi là thế hoành, thân cây nghiêng với mặt đất 1 góc khoảng 30 độ. Thế nằm: còn gọi là thế nửa thác, thân cây gần như nằm ngang trên mặt đất. Thế thác đổ: còn gọi là thế huyền nhai, thân cây nhoài chúc xuống. Ngoài 5 thế cơ bản, đào bon sai còn có các thế phụ như thế gió đùa (thế suy phong), thế văn nhân, cây ẻo lả, mảnh mai, thế chổi, thế xoáy…
7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Đào Phai:
Sau tết, cần chuyển ngay đào ra trồng trong đất hoặc thay hỗn hợp đất mới (3-4 phần đất 1 phần phân hữu cơ). Bón lót khi trồng 3-5 kg phân hữu cơ/cây tùy theo cây lớn hay nhỏ. Đối với đào gốc sau khi thu hoạch cành bán tết cần bón 3-5 kg phân hữu cơ/cây ngay sau tết 10-15 ngày. Tưới thúc bằng cách hòa 15-25 gam phân NPK 20-20- 15+TE Đầu Trâu/10 lít nước để tưới sau khi bón phân hữu cơ 10-15 ngày. Bón thúc bằng phân NPK 20-20-15+TE hoặc NPK 13-13-13+TE Đầu Trâu với lượng 50-100gam/cây, định kỳ 15-20 ngày/lần kết hợp xới đất và phun phân bón lá Đầu Trâu 501 hay 502 nhằm giúp cây để cây phát nhiều cành, tán sum xuê. Từ trung tuần tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, tùy theo năm nhuận hay thường và tình hình sinh trưởng của cây để quyết định ngừng bón phân gốc, chỉ phun phân bón lá Đầu Trâu 701 nhằm hạn chế tăng trưởng thân lá, thúc đẩy phân hóa mầm hoa.
8 – Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Đào Phai:
– Các loại sâu hại chính là: rệp, nhện đỏ… Có thể dùng Carate 2,5EC, Supracide 40ND, Ortus 5 SC, Pegasus… – Các loại bệnh thường gặp là: đốm đen, phấn trắng, gỉ sắt, thán thư, đốm mắt cua, chảy gôm… Có thể dùng một số thuốc hoá học như Score 250ND, Zineb 80WP, Anvil 5EC, Peroxin 02 – 0,4%, Bayfidan 259 EC, Aliette 80WP;
9 – Thu Hoạch và Bảo Quản:
Chọn chậu, bể có màu sắc, hình thể kích cỡ phù hợp với cây và 10 thoát nước Ở đáy chậu phải to. Nếu chậu có nhiều lô thoát nước càng tốt. Chuẩn bị sẵn sàng đất đúng chủng loại. Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn. Nếu đất đã được phơi nỏ lại để nơi bán âm bán dương (lán, hiên) hàng năm rồi càng tốt. Việc trồng cây vào chậu rất cần có kiến thức. Đầu tiên là xử lý lỗ thoát nước. Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sử thì phải kê cao mảnh sành lên một chút. Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào. Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lên rẽ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường các cây khác không cần cầu kỳ quá như vậy, chỉ cần lưu ý là xung quanh bầu rễ bao giờ cũng phải cho đất màu.
10 – Kinh nghiệm và Thị Trường:
– Điều khiển ra hoa bằng cách chuốt lá: Thời gian tuốt lá phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tình hình sinh trưởng của cây. Nếu thời tiết nắng ấm thì tuốt lá muộn, ngược lại, nếu thời tiết lạnh phải tuốt lá sớm. Thông thường người ta tuốt lá đào trước khi cho ra hoa khoảng 1,0-1,5 tháng. – Điều khiển bằng cách chặt bỏ bớt bộ rễ: Là phương pháp hạn chế sinh trưởng dinh dưỡng (sinh trưởng thân, lá) của cây làm cho cây chuyển nhanh sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực (hình thành nụ và ra hoa). – Điều khiển bằng cách tăng nhiệt độ và ánh sáng: Điều khiển ra hoa là biện pháp phức tạp và rất tổng hợp, kết hợp nhiều biện pháp với nhau trong thời gian ngắn mới có thể điều khiển được cây ra hoa theo ý muốn;